×

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP và vấn đề tham gia của Việt Nam

Mã sản phẩmBK094
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP và vấn đề tham gia của Việt Nam, cuốn sách chuyên khảo này sử dụng tham khảo cho việc giảng dạy và học tập trong các chương trình đào tạo Kinh tế Đối ngoại, Quản trị Kinh doanh Quốc tế ở bậc đại học và chuyên ngành Thương mại Quốc tế ở bậc Sau đại học
29%

99.000đ

99.000đ

Đặc biệt 70.000đ
1800.6095 / 024.73003.555 / 0386.000.555
-Giá trên đã bao gồm VAT
-Xuất xứ: Trung Quốc
Sản phẩm gợi ý
  • 80.000đ
  • 160.000đ
  • 40.000đ
  • 40.000đ
  • 40.000đ
  • 104.000đ
  • 30.000đ
  • 30.000đ
  • 20.000đ
  • 30.000đ
  • 60.000đ
  • 20.000đ
  • 30.000đ
  • 30.000đ
  • 29.000đ
  • 26.000đ
  • 50.000đ
  • 42.000đ
  • 42.000đ
  • 40.000đ
Chi tiết sản phẩm Đánh giá bình luận Sản phẩm cùng loại

Hiệp định xuyên Thái Bình Dương - TPP và vấn đề tham gia của Việt Nam

Nhà xuất bản: 
NXB Bách khoa - Hà Nội


Tác giả: GS,TS. Hoàng Văn Châu (chủ biên)

Năm xuất bản: 2014

Số trang: 245

Khổ sách: 16cm x 24cm

Dạng bìa: Bìa mềm

Giới thiệu sách:

 

 

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP và vấn đề tham gia của Việt Nam

 

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hay Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) TPP hiện nay có nguồn gốc từ Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trán-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là P4), được ký kết ngày 03/06/2005, có hiệu lực từ 28/05/2006 giữa bốn nước Singapore, Chile, Niudilan và Brunei.

 

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được coi là hiệp định tiêu biểu của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, là hiệp định của thế kỷ 21. Đến nay với sự tham gia của 12 nước, mặc dù nội dung của TPP còn đang trong quá trình đàm phán nhưng vẫn có thể khẳng định những đặc điểm quan trọng về TPP.

 

Về phạm vi, TPP mở rộng hơn, không chỉ bao gồm các vấn đề thương mại (hàng hóa dịch vụ, sở hữu trí tuệ) mà còn cả các vấn đề phi thương mại (môi trường, lao động,…), không chỉ các vấn đề tại biên giới (thuế quan, hàng rào kỹ thuật,…) mà cả các vấn đề bên trong biên giới (doanh nghiệp nhà nước, công đoàn,…).

 

Về mức độ cam kết, TPP sẽ có mức độ tự do hóa thương mại mạnh mẽ, đảm bảo cơ chế thị trường toàn diện thông qua việc cắt giảm ngay và phần lớn số dòng thuế nhập khẩu trong thương mại hàng hóa, tự do hóa thương mại dịch vụ trừ những biện pháp được bảo lưu (nguyên tắc chọn – bỏ với danh sách các biện pháp không tương thích) và nguyên tắc chỉ tạo thuận lợi hơn, tự do hơn (nguyên tắc ratchet).

 

Về tính chất, TPP là hiệp định mở, hướng tới hình thành khu vực thương mại tự do châu Á – Thái Bình Dương nhưng có tính thực thi cao thậm chí cho phép các nhà đầu tư kiện Nhà nước ra các cơ chế tòa án và trọng tài quốc tế. Với những đặc điểm đó, Hiệp định TPP sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do cạnh tranh, hiện đang chiếm đến 40% dấn số thế giới và 50% GDP toàn cầu. Tham gia vào một hiệp định như vậy, sẽ là cơ hội và thách thức đối với bất kỳ quốc gia nào.

 

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương-TPP và vấn đề tham gia của Việt Nam  - do GS.TS Hoàng Văn Châu làm chủ biên là cuốn sách chuyên khảo có thể được sử dụng tham khảo cho việc giảng dạy và học tập trong các chương trình đào tạo Kinh tế Đối ngoại, Quản trị Kinh doanh Quốc tế ở bậc đại học và chuyên ngành Thương mại Quốc tế ở bậc Sau đại học.

 

Sinh viên, giảng viên có thể tham khảo để học tập, giảng dạy trực tiếp các môn học như Chính sách thương mại Quốc tế, Quan hệ Kinh tế Quốc tế, Giao dịch Thương mại Quốc tế, Sở hữu trí tuệ, Đầu tư quốc tế,…

 

Thậm chí một số môn đại cương như Kinh tế vĩ mô, Kinh tế phát triển ... cũng có thể tham khảo các nội dung trong tài liệu này... Các giảng viên, nhà nghiên cứu và các tổ chức xã hội có thể tham khảo tài liệu này trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu.

 

Cuốn sách bao gồm 4 chương:
 

Chương 1: Tổng quan về hiệp định TPP
 

Chương 2: Kết quả đàm phán Hiệp định TPP
 

Chương 3: Cơ hội, thách thức với Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP
 

Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp của Việt Nam khi tham gia Hiệp định TPP

 

Thông tin về tác giả:

 

GS.TS Hoàng Văn Châu hiện là Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Ông là từng được cử đi học đào tạo Tiến sĩ tại Liên bang Nga, chuyên ngành Kinh tế, thương mại quốc tế. Ông có nhiều năm kinh nghiệm tham gia công tác giảng dạy tại hai cơ sở của trường Đại học ngoại thương và nghiên cứu sâu về các lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như chuyên ngành kinh tế đối ngoại. Tiếp tục đảm nhiệm cương vị đứng đầu của trường Đại học Ngoại thương, nhiệm kỳ 2010 – 2015, GS. TS Hoàng Văn Châu được kì vọng sẽ tiếp tục lãnh đạo Nhà trường vững bước đi lên, không ngừng phát triển, phát huy sự đoàn kết và truyền thống Nhà trường những năm qua, cùng tập thể Lãnh đạo Nhà trường đạt được nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

 

 

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và vấn đề tham gia của Việt Nam

 

Đánh giá

Sản phẩm bán chạy
Tài khoản Giỏ hàng Đã xem Đơn hàng

Sản phẩm hiện đang có tại

1800 6095 8h-22h tất cả các ngày
    Vui lòng gọi điện trước khi đến để đảm bảo hàng có sẵn tại Showroom
    ×
    CAM KẾT 100% CHÍNH HÃNGnguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rõ ràng ĐÓNG GÓI CẨN THẬNđảm bảo độ an toàn cho sản phẩm XEM HÀNG TRƯỚC KHI NHẬNquyền lợi tối đa cho khách hàng
    • Chăm sóc khách hàng
    • Hotline0386.000.555
    • Emailhotro@baza.vn
    • Thời gian phục vụ8h - 17 từ T2 đến T7
    • Showroom
    • Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
      Điện thoại: 024.73.003.555
    • Tải ứng dụng BazaGo
    ×