×

Khoa học khám phá - cái vô hạn trong lòng bàn tay 

Mã sản phẩmST284-02
Nội dung sách đề cập đến cuộc đối thoại của hai nhà khoa học, xây dựng một cái nhìn nhân văn về khoa học tự nhiên, mượn tinh thần đạo Phật để hạn chế cái ác của nền khoa học kỹ thuật đang phát triển đến tột bậc, có nguy cơ hủy diệt cả cuộc sống và nền văn minh con người
23%

104.000đ

104.000đ

Đặc biệt 80.000đ
  • NA Mã SP: ST284-02
1800.6095 / 024.73003.555 / 0386.000.555
-Giá trên đã bao gồm VAT
-Xuất xứ: Trung Quốc
Sản phẩm gợi ý
  • 280.000đ
  • 25.000đ
  • 130.000đ
  • 100.000đ
  • 50.000đ
  • 41.000đ
  • 70.000đ
  • 33.000đ
  • 30.000đ
  • 28.000đ
  • 54.000đ
  • 50.000đ
  • 49.000đ
  • 47.000đ
  • 46.000đ
  • 11.000đ
  • 40.000đ
  • 40.000đ
  • 40.000đ
  • 18.000đ
Chi tiết sản phẩm Đánh giá bình luận Sản phẩm cùng loại
KHOA HỌC KHÁM PHÁ - CÁI VÔ HẠN TRONG LÒNG BÀN TAY 
 
Tác Giả: Matthieu Ricard - Trịnh Xuân Thuận 
 
Khổ sách: 14x20cm
 
Số trang: 488 
 
Năm xuất bản: 03/2014
 
Giới thiệu sách:


 

Khoa học khám phá - Cái vô hạn trong lòng bàn tay


 

Cuốn sách Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay (Từ Big Bang Đến Giác Ngộ) được dịch từ L INFINI DANS LA PAUME DE LA MAIN Du Big Bang à LÉveil.

 

Cuốn sách kiến thức đề cập đến cuộc đời của hai con người: Một là nhà vật lý thiên văn vốn là Phật tử, người mong muốn đem những hiểu biết khoa học của bản thân đối chiếu với những nguồn gốc triết học về sự sống theo quan niệm nhà Phật. Một người là nhà khoa học phương Tây trở thành nhà sư, người mà những kinh nghiệm cá nhân đã kích thích ông so sánh hai con đường nhận thức hiện thực khách quan đó.

 

Theo M. Ricard, những khía cạnh quyến rũ nhất của sự gặp gỡ giữa các khoa học tự nhiên và Phật giáo nằm ở việc phân tích hiện thực tối hậu của sự vật. Quan điểm nền tảng của Phật giáo là: “Các hiện tượng phụ thuộc lẫn nhau, không có gì tồn tại tự thân và là nguyên nhân của chính mình. Một vật chỉ có thể được xác định trong mối quan hệ với các vật khác. Sự phụ thuộc lẫn nhau là thiết yếu cho sự thể hiện của các hiện tượng… Hiện thực không thể bị khu biệt và chia nhỏ, mà phải được xem là một tổng thể”.

 

Theo Trịnh Xuân Thuận, tính tổng thể của hiện thực này đã được nhiều thực nghiệm vật lý khẳng định. Trong thế giới nguyên tử và dưới nguyên tử, các thí nghiệm loại EPR cho chúng ta biết rằng hiện thực là “không thể phân tách”.

 

Còn đối với thế giới vĩ mô, tính tổng thể của nó đã được thể hiện qua dao động của con lắc Foucault, theo đó dao động này phù hợp không chỉ với môi trường xung quanh mà với toàn bộ vũ trụ. Trịnh Xuân Thuận còn lấy thuyết tương đối của Einstein để ủng hộ quan niệm “các hiện tượng phụ thuộc lẫn nhau” của Phật giáo. Thật vậy, thuyết tương đối phát biểu: “Chừng nào chưa có một sự quy chiếu nào với bên ngoài thì chừng đó chuyển động còn tương đương với đứng yên… Chuyển động chỉ có tính hiện thực đối với cảnh quan mà nó đi qua”.

 

Từ chỗ gặp gỡ tối hậu và trừu tượng này, hai ông đã dẫn chúng ta đến một hệ luận gần gũi của không gian nhân văn: con người trên trái đất này phụ thuộc lẫn nhau. Và nếu chúng ta để cho lòng vị tha dẫn dắt nhằm phát huy trách nhiệm toàn nhân loại thì những vấn nạn trên thế giới đều có thể được giải quyết.

 

Để nói về sự vô thường của thế giới hiện tượng, M. Ricard dẫn lời Đức Phật: “Vô thường là ý tưởng quan trọng nhất mà người tu hành có thể thiền định” còn Trịnh Xuân Thuận có một mô tả rất khoa học và quyến rũ đến mức nổi da gà: “không gian xung quanh mà chúng ta tưởng là trống rỗng và không hoạt động gì thực chất lại có vô số các hạt “ảo” xuất hiện và biến mất với nhịp độ chóng mặt…”.

 

Nhưng không phải chỉ có sự đồng thuận. Nhiều chỗ hai ông tranh luận rất gay gắt, chẳng hạn trong đề tài “đi tìm người thợ đồng hồ vĩ đại” hay là nguyên lý sáng thế. Có lúc, nhà thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã viện dẫn đến câu hỏi từng làm chết đứng bao thế hệ triết gia của Leibniz: “Tại sao lại có một cái gì thay vì không có gì cả?”.

 

Tuy nhiên, như bức hình chụp chung cho thấy nét hiền minh trên khuôn mặt mỗi người, họ đã mang theo khối từ tính nhân văn để thu hút đến tối đa những gì đẹp nhất, hữu ích nhất cho nhân loại từ trong cuộc vận hành không dứt của khoa học và Phật giáo. “Khoa học có thể hoạt động không cần tới tâm linh. Tâm linh có thể tồn tại không cần tới khoa học. Nhưng con người, để trở nên toàn thiện, thì phải cần cả hai”, Trịnh Xuân Thuận đã nói như thế.

 

Họ nói chuyện với nhau không theo kiểu tranh luận mà cùng bổ khuyết cho nhau để xây dựng một cái nhìn nhân văn về khoa học tự nhiên, mượn tinh thần đạo Phật để hạn chế cái ác của nền khoa học kỹ thuật đang phát triển đến tột bậc, có nguy cơ hủy diệt cả cuộc sống và nền văn minh con người.

 

Mời bạn đón đọc cuốn sách đầy thú vị này!



 
Khoa học khám phá - Cái vô hạn trong lòng bàn tay

Đánh giá

Sản phẩm bán chạy
Tài khoản Giỏ hàng Đã xem Đơn hàng

Sản phẩm hiện đang có tại

1800 6095 8h-22h tất cả các ngày
    Vui lòng gọi điện trước khi đến để đảm bảo hàng có sẵn tại Showroom
    ×
    CAM KẾT 100% CHÍNH HÃNGnguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rõ ràng ĐÓNG GÓI CẨN THẬNđảm bảo độ an toàn cho sản phẩm XEM HÀNG TRƯỚC KHI NHẬNquyền lợi tối đa cho khách hàng
    • Chăm sóc khách hàng
    • Hotline0386.000.555
    • Emailhotro@baza.vn
    • Thời gian phục vụ8h - 17 từ T2 đến T7
    • Showroom
    • Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
      Điện thoại: 024.73.003.555
    • Tải ứng dụng BazaGo
    ×