×

Ngôn ngữ văn hóa Thăng Long - Hà Nội 1000 năm

Mã sản phẩmTT051
Ngôn ngữ văn hóa Thăng Long - Hà Nội 1000 năm là sự tiếp tục hướng nghiên cứu cụ thể hơn, sâu hơn về từng mảng vấn đề ngôn ngữ văn hóa Thủ đô của Hội Ngôn ngữ học Hà Nội
26%

68.000đ

68.000đ

Đặc biệt 50.000đ
1800.6095 / 024.73003.555 / 0386.000.555
-Giá trên đã bao gồm VAT
-Xuất xứ: Trung Quốc
Sản phẩm gợi ý
  • 80.000đ
  • 70.000đ
  • 65.000đ
  • 60.000đ
  • 40.000đ
  • 50.000đ
  • 50.000đ
  • 30.000đ
  • 70.000đ
  • 30.000đ
  • 23.000đ
  • 40.000đ
  • 40.000đ
  • 40.000đ
  • 36.000đ
  • 31.000đ
  • 22.000đ
  • 20.000đ
  • 20.000đ
  • 70.000đ
Chi tiết sản phẩm Đánh giá bình luận Sản phẩm cùng loại

Ngôn ngữ văn hóa Thăng Long - Hà Nội 1000 năm

Nhà xuất bản: NXB Thông tin - Truyền thông

Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Xuân Hòa

Năm xuất bản: 2010

Số trang: 316 trang

Khổ sách: 16 x 24 cm

Dạng bìa: Bìa mềm

Giới thiệu sách: 


 

Ngôn ngữ văn hóa Thăng Long - Hà Nội 1000 năm  

 

 

Kể từ năm 1010 khi Thái Tổ Lý Công Uẩn xuống Chiếu dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình về thành Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long, sự nghiệp mở nước Đại Việt luôn xuất phát từ Thăng Long và gắn liền với Kinh đô Thăng Long nằm bên bờ sông Hồng. Từ đó đến nay Thăng Long – Hà Nội đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử. Nhưng dù trải qua nhiều đổi thay tiếng Hà Nội dù có sự phát triển, hội nhập những vẫn mang trong mình những nét rất riêng, tiếng nói của thủ đô ngàn năm văn hiến. Để hiểu thêm về những đổi thay của ngôn ngữ của Hà Nội chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua cuốn sách Ngôn ngữ văn hóa Thăng Long - Hà Nội 1000 năm .

 

Tiếng Hà Nội, nếu nhìn từ bình diện ngôn ngữ học thuần túy thì cũng giống như tiếng của các vùng miền khác trên đất nước Việt Nam, là tiếng của người Hà Nội. Nhưng xét từ góc độ chức năng xã hội, tiếng Hà Nội có một vị thế vô cùng quan trọng: là tiếng nói của Thủ đô ngàn năm văn vật, và là cơ sở của tiếng Việt tiêu chuẩn. Tiếng Hà Nội, ngôn ngữ Hà Nội là những khái niệm không dễ xác định. Những biến động của lịch sử - chính trị - xã hội - văn hóa của Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung tác động đến cấu trúc cũng như chức năng của ngôn ngữ Hà Nội.

 

Nếu coi ngôn ngữ vừa là sản phẩm đồng thời là yếu tố, phương tiện của văn hoá, thì, tiếng Hà Nội là tấm gương phản ánh văn hoá Hà Nội và việc sử dụng ngôn ngữ của người Hà Nội là biểu hiện cụ thể, sinh động văn hoá của người Hà Nội. Nghiên cứu tiếng Hà Nội không tách rời với văn hoá Thăng Long - Hà Nội sẽ góp phần vào việc nghiên cứu các vấn đề của Thăng Long – Hà Nội, nhất là lịch sử Hà Nội, khẳng định truyền thống văn hóa lâu đời của Hà Nội nghìn năm văn vật.

 

Cuốn sách của Hội Ngôn ngữ học Hà Nội được biên soạn theo hai mảng vấn đề chính là ngôn ngữ và văn hoá nhưng cả hai lại quyện chặt, gắn bó hữu cơ với nhau.
 

Mảng vấn đề thứ nhất: Xác định thế nào là tiếng Hà Nội gốc, tuy nhiên việc này đòi hỏi phải có thời gian, phải được tiến hành bằng các cuộc điều tra cơ bản công phu để có cứ liệu chứng minh một cách thuyết phục. Những vỉa tầng ngôn ngữ ẩn sâu theo lịch đại của tiếng Hà Nội gốc cho đến nay chưa được khai thác. Trong cuốn này có một số bài nghiên cứu tiếng Hà Nội trên bình diện ngữ âm như: Thanh điệu tiếng Hà Nội khu vực phố cổ Quận Hoàn Kiếm; Thanh điệu tiếng Nghi Tàm; Thanh điệu tiếng Đông Thiên (Đông Thiên là một trong ba địa danh thuộc xã Vĩnh Tuy trước đây, nay thuộc phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai, Hà Nội). Tuy nhiên về mặt lý luận trong cuốn sách này của Hội Ngôn ngữ học Hà Nội đã có những bài đề cập đến khái niệm “Tiếng Hà Nội”; Tiếng Thủ đô; Tiếng Hà Nội từ góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá học, ngoài ra có bài còn vận dụng lý thuyết làn sóng để nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa Thăng Long – Hà Nội.

 

Mảng vấn đề thứ hai của cuốn sách đề cập đến văn hoá như đối tượng được ngôn ngữ phản ánh và lưu lại dấu tích qua những cứ liệu ngôn ngữ (các tài liệu viết bằng chữ Hán, chữ Nôm, các văn bia, câu đối, v.v…).

 

Ngôn ngữ là sản phẩm, đồng thời là yếu tố, phương tiện của văn hóa thì tiếng Hà Nội là tấm gương phản ánh văn hóa Hà Nội và việc sử dụng ngôn ngữ của người Hà Nội là biểu hiện cụ thể, sinh động văn hóa của người Hà Nội. Nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa Hà Nội, một mặt sẽ góp phần vào việc nghiên cứu các vấn đề về ngôn ngữ học, về tiếng Việt, góp phần làm sáng tỏ những giá trị văn hóa được lưu giữ như thế nào trong ngôn ngữ và vì thế góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu các vấn đề ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử Hà Nội, khẳng định nền văn hiến của mảnh đất ngàn năm.Cuốn sách là sự tiếp tục hướng nghiên cứu cụ thể hơn, sâu hơn về từng mảng vấn đề ngôn ngữ văn hóa Thủ đô của Hội Ngôn ngữ học Hà Nội, cung cấp những thông tin rất thú vị, bổ ích cho bạn đọc muốn tìm hiểu về văn hóa Thăng Long - Hà Nội nói chung và ngôn ngữ Thủ đô nói riêng.


 

Sách văn hóa xã hội Ngôn ngữ văn hóa Thăng Long - Hà Nội 1000 năm  PGS. TS. Nguyễn Xuân Hòa

Đánh giá

Sản phẩm bán chạy
Tài khoản Giỏ hàng Đã xem Đơn hàng

Sản phẩm hiện đang có tại

1800 6095 8h-22h tất cả các ngày
    Vui lòng gọi điện trước khi đến để đảm bảo hàng có sẵn tại Showroom
    ×
    CAM KẾT 100% CHÍNH HÃNGnguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rõ ràng ĐÓNG GÓI CẨN THẬNđảm bảo độ an toàn cho sản phẩm XEM HÀNG TRƯỚC KHI NHẬNquyền lợi tối đa cho khách hàng
    • Chăm sóc khách hàng
    • Hotline0386.000.555
    • Emailhotro@baza.vn
    • Thời gian phục vụ8h - 17 từ T2 đến T7
    • Showroom
    • Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
      Điện thoại: 024.73.003.555
    • Tải ứng dụng BazaGo
    ×