×

Sự lan truyền ứng suất trong vật thể

Mã sản phẩmBK076
Sự lan truyền ứng suất trong vật thể, cuốn sách được dùng làm chuyên đề cho sinh viên các trường kỹ thuật, tài liệu tham khảo học tập cho sinh viên đại học ngành toán cơ, làm giáo trình cao học trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng
35%

31.000đ

31.000đ

Đặc biệt 20.000đ
1800.6095 / 024.73003.555 / 0386.000.555
-Giá trên đã bao gồm VAT
-Xuất xứ: Trung Quốc
Sản phẩm gợi ý
  • 280.000đ
  • 25.000đ
  • 130.000đ
  • 100.000đ
  • 50.000đ
  • 41.000đ
  • 70.000đ
  • 33.000đ
  • 30.000đ
  • 28.000đ
  • 54.000đ
  • 50.000đ
  • 49.000đ
  • 47.000đ
  • 46.000đ
  • 11.000đ
  • 40.000đ
  • 40.000đ
  • 40.000đ
  • 18.000đ
Chi tiết sản phẩm Đánh giá bình luận Sản phẩm cùng loại

Sự lan truyền ứng suất trong vật thể

Nhà xuất bản: NXB Bách khoa - Hà Nội

Tác giả: Nguyễn Văn Vượng

Năm xuất bản: 2008

Số trang:

Khổ sách: 14 x 20 cm

Dạng bìa: Bìa mềm

Giới thiệu sách: 

 

 

Sự lan truyền ứng suất trong vật thể - PGS.TS Nguyễn Văn Vượng

 

Kết cấu công trình trong quá trình sử dụng chịu ngoại lực thường có: trọng lượng tự thân của vật kết cấu, các loại thiết bị lắp đặt ở công trình kiến trúc, phụ tải hoạt động của đám đông người và các lực tự nhiên của gió, tuyết, lũ, động đất v.v... Căn cứ vào nguyên lý tác động và phản tác động, sự cân bằng lực thì giá trị của nội lực vật kết cấu phải bằng ngoại lực thì giá trị của nội lực vật kết cấu phải bằng ngoại lực. Trên cùng một cấu kiện nếu đem tổng nội lực chia cho diện tích chịu tải của cấu kiện thì được lực trên một đơn vị diện tích và đó là ứng suất của vật liệu.

 

Với ứng suất thì nhìn không thấy sờ không được. Vì sao con mắt của các công trình sư ­ lại giống nh­ư "tia X" có thể nhìn thấu ứng suất của vật liệu để thiết kế kích thước mặt cắt của cấu kiện công trình một cách vô cùng chính xác?

 

Thì ra sự biến dạng vốn là "cái bóng" của lực, hai cái nhà, cái cây và cái bóng của nó dưới ánh chiều tà, bao giờ hình với bóng cũng theo sát nhau. Ở trên đã nói lực chia cho diện tích mặt cắt gọi là ứng suất, thế thì sự biến dạng (kéo dài, co lại hoặc xoắn góc) chia cho độ dài vốn có của cấu kiện gọi là gì? Các công trình sư ­ gọi là tenxo biến dạng, hay vắn tắt là độ biến dạng. Như vậy, độ biến dạng chính là "cái bóng" của ứng suất. Dựng sào thấy bóng, trước hết phải có sào đã rồi mới có bóng, trong cấu kiện có ứng suất thì mới có sự phát sinh độ biến dạng. Loại quan hệ cùng tồn tại giữa lực và sự biến dạng đã đặt cơ sở lý luận cho ngành khoa học "sức bền vật liệu", chính là thông qua độ biến dạng có thể nhìn thấy, các công trình sư­ nắm bắt được ứng suất không nhìn thấy.

 

Quan hệ tỷ lệ giữa ứng suất và độ biến dạng cho nhà khoa học Anh tên là Húc ở thế kỷ 17 phát hiện ra. Năm 1678 căn cứ vào kết quả thực nghiệm ông đã đề ra định luật Húc nổi tiếng: "Trong vật thể có tính đàn hồi, độ biến dạng đàn hồi tỷ lệ thuận với ngoại lực". Ví dụ bạn dùng hai tay kéo một sợi dây cao su, dây cao su bị bạn kéo càng dài thì lực mà tay bạn dùng càng lớn. Nói một cách khác, dây cao su biến dạng càng lớn thì lực kéo mà dây phải chịu cũng càng lớn.

 

Để giúp các bạn học viên, sinh viên có thể hiểu rõ, hiểu sâu hơn về sự lan truyền của sóng ứng suất trong vật liệu, PGS.TS Nguyễn Văn Vượng đã phối hợp cùng Nhà xuất bản Bách Khoa cho ra đời cuốn sách kiến thức chuyên khảo: Sự lan truyền ứng suất trong vật thể.

 

Sự lan truyền ứng suất trong vật thể trình bày về sự lan truyền sóng ứng suất trong vật thể đàn hồi tuyến tính, trong bán không gian đàn hồi, trong không gian hai chiều, trong tấm trực giao, trong vật liệu đàn nhớt tuyến tính…

 

Tài liệu gồm hai phần:


- Sự lan truyền sóng ứng suất trong vật liệu đàn hồi:
 

- Sự lan truyền sóng ứng suất trong vật liệu đàn nhớt: Các vật liệu nhớt giống như mật ong có ứng suất và biến dạng tuyến tính theo thời gian khi chịu tác động áp lực hay hằng số nhớt là không đổi theo thời gian. Các vật liệu đàn nhớt có mối quan hệ giữa ứng suất và biến dạng phụ thuộc thời gian. Các chất rắn đàn hồi đặc trưng cho một loại của vật liệu đàn nhớt: chúng có một kiểu cân bằng duy nhất và hồi phục lại như ban đầu khi thôi tác dụng tải trọng.

 

Đồng thời, cuốn sách kiến thức cũng trình bày một phần nhỏ các phương pháp thực nghiệm. Cuốn sách được dùng làm chuyên đề cho sinh viên các trường kỹ thuật, tài liệu tham khảo học tập cho sinh viên đại học ngành toán cơ, làm giáo trình cao học trong lĩnh vực cơ khí, xây dựng và giúp các cán bộ kỹ thuật trong công tác nghiên cứu về độ bền.

 

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách tham khảo chất lượng này!

 

Sự lan truyền sóng ứng suất trong vật thể

Đánh giá

Sản phẩm bán chạy
Tài khoản Giỏ hàng Đã xem Đơn hàng

Sản phẩm hiện đang có tại

1800 6095 8h-22h tất cả các ngày
    Vui lòng gọi điện trước khi đến để đảm bảo hàng có sẵn tại Showroom
    ×
    CAM KẾT 100% CHÍNH HÃNGnguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rõ ràng ĐÓNG GÓI CẨN THẬNđảm bảo độ an toàn cho sản phẩm XEM HÀNG TRƯỚC KHI NHẬNquyền lợi tối đa cho khách hàng
    • Chăm sóc khách hàng
    • Hotline0386.000.555
    • Emailhotro@baza.vn
    • Thời gian phục vụ8h - 17 từ T2 đến T7
    • Showroom
    • Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
      Điện thoại: 024.73.003.555
    • Tải ứng dụng BazaGo
    ×