×

Việt Nam văn hóa sử cương

Mã sản phẩmSP136
Việt Nam văn hóa sử cương đã bao quát tất cả các mảng sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt chính trị - xã hội, và sinh hoạt trí thức, do đó đã tóm tắt, phác họa và minh định được ở chừng mực nào đó lược sử văn hóa của người Việt như một dân tộc, một văn hóa
33%

60.000đ

60.000đ

Đặc biệt 40.000đ
1800.6095 / 024.73003.555 / 0386.000.555
-Giá trên đã bao gồm VAT
-Xuất xứ: Trung Quốc
Sản phẩm gợi ý
  • 80.000đ
  • 70.000đ
  • 65.000đ
  • 60.000đ
  • 40.000đ
  • 50.000đ
  • 50.000đ
  • 30.000đ
  • 70.000đ
  • 30.000đ
  • 23.000đ
  • 40.000đ
  • 40.000đ
  • 40.000đ
  • 36.000đ
  • 31.000đ
  • 22.000đ
  • 20.000đ
  • 20.000đ
  • 70.000đ
Chi tiết sản phẩm Đánh giá bình luận Sản phẩm cùng loại
Việt Nam văn hóa sử cương
 
Nhà xuất bản: Thế giới
 
Tác giả:  Đào Duy Anh
 
Năm xuất bản:  2014
 
Số trang:  390 trang
 
Khổ sách:  15 x 24 cm
 
Dạng bìa:  Bìa mềm 
 
Giới thiệu sách: 

 

Việt Nam văn hóa sử cương 



 

Việt Nam Văn Hoá Sử Cương in từ 1938 tại Quan Hải tùng thư của cụ Đào Duy Anh , nay được tái bản lại không chỉ vì lòng ngưỡng mộ một tên tuổi lớn trong nền văn hoávà sử học nước nhà, mà còn vì trong sự nghiệp giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc của chúng ta. Việt Nam Văn Hoá Sử Cương với học vấn uyên bác và tài liệu phong phú mà tác giả đã thu lượm được trên các sách, báo Đông Tây Kim Cổ mong giúp ích cho đời (như lời tác giả) sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị hiện tại.

 

Việt Nam văn hoá sử cương là một trong những công trình quan trọng nhất của học giả Đào Duy Anh. Trên quan  niệm súc tích “văn hóa là sinh hoạt”, Đào Duy Anh đã bao quát tất cả các mảng sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt chính trị - xã hội, và sinh hoạt trí thức, do đó đã tóm tắt, phác họa và minh định được ở chừng mực nào đó lược sử văn hóa của người Việt như một dân tộc, một văn hóa. Nhưng còn hơn thế, ông chỉ ra cả những biến đổi của văn hóa Việt Nam ở thời đoạn Âu hóa, với sự rạn vỡ, hoặc biến đổi của những giá trị cũ và sự lên ngôi của những giá trị mới.


 

Tổ tiên ta bắt đầu học chữ Hán ngay từ buổi đầu đời Bắc thuộc, mà có lẽ từ đời Triệu Đà nữa, song việc giáo dục bắt đầu có tổ chức thì từ đời Sĩ Nhiếp. Cách tổ chức ấy, sử sách không chép rõ như thế nào, song ta có thể đoán là còn sơ sài lắm, mà trình độ giáo dục cũng chưa được cao, cho nên phàm những người có tiếng về học vấn ở thời đại Bắc thuộc đều đã du học ở Trung Quốc (Lý Tiến, Lý Cầm, Trương Trọng). Đến triều Ngô và triều Đinh độc lập vì trị nước không được lâu mà lại phải lo chỉnh đốn việc võ bị và chính trị, chưa rảnh mà tổ chức việc giáo dục, cho nên việc học bấy giờ chỉ có ở trong các chùa chiền. Ta có thể nói rằng đời bấy giờ Hán học nhờ Phật học mà truyền bá ở trong dân gian. Lý Công Uẩn là vua sáng nghiệp của triều Lý, cũng từng chịu giáo dục ở nhà chùa.

 

Triều Lý, đến đời Lý Thánh Tôn (1054-1072) thì việc dẹp loạn đã tạm yên, việc chính trị cũng đã chỉnh đốn, nên vua đổi quốc hiệu là Đại Việt và bắt đầu sửa sang việc học. Ngài sai lập Văn Miếu (nước ta có Văn Miếu là từ đấy), sai làm tượng Chu Công, Khổng Tử và thất thập nhị hiền để thờ, tỏ ý tôn trọng Nho học. Đời vua Trần Nhân Tôn, năm 1075 mở khoa thi tam trường để chọn người minh kinh bác học bổ làm quan, đó là kỳ thi thứ nhất ở nước ta, chọn được mười người, thủ khoa là Lê Văn Thịnh. Năm 1076 vua lại lập trường Quốc Tử Giám làm nơi đào tạo nhân tài, rồi đến năm 1086 lại mở khoa thi chọn người vào Hàn lâm viện, có Mạc Hiển Tích đậu đầu, được bổ Hàn lâm học sĩ. Thời bấy giờ Nho giáo đã được suy tôn, song Phật giáo và Lão giáo cũng đồng thịnh cho nên nhà vua lại thường mở khoa thi tam giáo (đời Lý ASang triều Trần, ngay đời Trần Thái Tôn, việc giáo dục và khoa cử đã tổ chức châu đáo hơn ở triều Lý. Năm 1232, ngoài phép thi tam trường như đời trước lại mở thêm khoa thi Thái học sinh, chia làm tam giáp để phân biệt cao thấp (theo phép thi của nhà Minh nước Tàu). Đến khoa thi năm 1247 lại đặt ra tam khôi (Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa) ở trên Thái học sinh. Cũng năm ấy lại có khoa thi tam giáo bắt học sinh phải thi cả ba môn Nho học, Phật học và Lão học. Năm 1253, lại lập Quốc học viện để giảng tứ thư ngũ kinh và lập Giảng võ đường để luyện tập võ nghệ. Ta xem thế thì thấy ở đời Trần Thái Tôn, không những phạm vi việc học rộng rãi, kiêm trọng cả Nho, Phật, Lão, mà việc giáo dục lại trọng cả trí dục và thể dục. Tiếc vì sử sách chép sơ lược ta không thể nghiên cứu rõ ràng về cách tổ chức và chương trình.”

 

 

Học giả Đào Duy Anh đã rất khiêm nhường khi coi cuốn sách chỉ là thu thập tài liệu và sắp xếp thành hệ thống cho những ai muốn “ôn lại cái vốn văn hóa nước nhà”. Trên thực tế, việc trình bày cuốn sách đầy khoa học, khái quát mà cụ thể, việc tham khảo rộng rãi sách vở liên quan đã cho thấy khả năng xuất chúng của ông, cũng như thái độ nghiêm cẩn trong công việc. Bởi vậy, Việt Nam văn hóa sử cương luôn được đánh giá là một trong những công trình đặt nền tảng cho sự hình thành ngành văn hóa học Việt Nam hiện đại.

 

 

Cái bi kịch hiện thời của dân tộc ta là sự xung đột của những giá trị cổ truyền của văn hóa cũ ấy với những điều mới lạ của văn hóa Tây phương. Cuộc xung đột sẽ giải quyết thế nào, đó là một vấn đề quan hệ đến cuộc sinh tử tồn vong của dân tộc ta vậy. Nhưng muốn giải quyết thì phải nhận rõ chân tướng của bi kịch ấy, tức một mặt phải xét lại cho biết nội dung của văn hóa xưa là thế nào, một mặt phải nghiên cứu cho biết chân giá trị của văn hóa mới.”- Đào Duy Anh.

 

Cuốn sách ra đời nhằm cung cấp các tài liệu cho những ai muốn ôn lại vốn văn hoá của nước nhà. Đối với các nhà văn hoá học thì đây thực sự là một tác phẩm “gối đầu giường”, nó vừa mang tính phổ thông nhưng cũng có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị lớn cho những ai quan tâm đến lịch sử Văn hoá dân tộc Việt Nam.

Sách gồm 5 thiên:

Thiên thứ nhất: Tự Luận

Thiên thứ hai: Kinh Tế Sinh Hoạt

Thiên thứ ba: Xã Hội Kinh Tế Sinh Hoạt

Thiên thứ tư: Tri Thức Sinh Hoạt

Thiên thứ năm: Tổng Luận

 

Thông tin tác giả:

Đào Duy Anh (25 tháng 4, 1904 - 1 tháng 4, 1988) là nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Ông được xem là người mở đầu cho nhiều ngành khoa học xã hội Việt Nam. Ông là một trong số ít nhân vật Việt Nam được ghi tên vào bộ từ điển Larousse với tư cách là một nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại.

Đào Duy Anh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội năm 2000.

Tên của ông được đặt cho các con đường tại quận Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh), quận Đống Đa (TP Hà Nội), thành phố Thanh Hóa, thành phố Hạ Long (từ đường Trần Phú tới đường Trần Thái Tông)...


 

 
sách văn hóa xã hội " Việt Nam văn hóa sử cương " Đào Duy Anh sách văn hóa xã hội " Việt Nam văn hóa sử cương " Đào Duy Anh  sách hay nên đọcsách văn hóa xã hội " Việt Nam văn hóa sử cương " Đào Duy Anh  sách hay nên đọc sách văn hóa xã hội " Việt Nam văn hóa sử cương " Đào Duy Anh nội dung sâu sắc ý nghĩasách văn hóa xã hội " Việt Nam văn hóa sử cương " Đào Duy Anh  trích đoạn haysách văn hóa xã hội " Việt Nam văn hóa sử cương " ngôn từ dễ hiểu

 

Đánh giá

Sản phẩm bán chạy
Tài khoản Giỏ hàng Đã xem Đơn hàng

Sản phẩm hiện đang có tại

1800 6095 8h-22h tất cả các ngày
    Vui lòng gọi điện trước khi đến để đảm bảo hàng có sẵn tại Showroom
    ×
    CAM KẾT 100% CHÍNH HÃNGnguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rõ ràng ĐÓNG GÓI CẨN THẬNđảm bảo độ an toàn cho sản phẩm XEM HÀNG TRƯỚC KHI NHẬNquyền lợi tối đa cho khách hàng
    • Chăm sóc khách hàng
    • Hotline0386.000.555
    • Emailhotro@baza.vn
    • Thời gian phục vụ8h - 17 từ T2 đến T7
    • Showroom
    • Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
      Điện thoại: 024.73.003.555
    • Tải ứng dụng BazaGo
    ×