62.000đ
62.000đ
Hoang Tâm
Nhà xuất bản: Hội Nhà Văn
Tác giả: Nguyễn Đình Tú
Năm xuất bản: 2013
Số trang: 300 trang
Khổ sách: 13 x 20.5 cm
Dạng bìa: Bìa mềm
Giới thiệu sách:
Cuốn tiểu thuyết trinh thám kinh dị đầy huyền bí mở đầu bằng câu chuyện của một nhân vật được gọi bằng "Anh" tìm đến khu du lịch Cửa Núi ở huyện Yên Thủy xa xôi. Tại đây Anh gặp được cô gái được tạm đặt bằng cái tên "Son Phấn". Hai người thực hiện một cuộc hành trình bí ẩn và kỳ thú.
Anh là ai? Son Phấn là ai? Hai nhân vật chính không tên, không tuổi, không lý lịch xuất thân, chỉ được hé lộ thân phận vào những trang cuối cùng của cuốn tiểu thuyết, đủ để hấp dẫn độc giả đi hết gần 300 trang sách, đưa bạn vào một cuộc thám hiểm có một không hai, cho đến khi cái đích hiện ra, và nó không nằm ở đâu khác mà nằm ngay trong chính tâm hồn bạn.
---
Lịch sử Việt Nam giai đoạn qua đầy thiếu khuyết. Cải cách ruộng đất, đã có vài tác phẩm động cập đến, nhưng chưa nhiều. Chiến tranh biên giới Tây Nam càng hiếm hơn nữa. “Hoang tâm” của Nguyễn Đình Tú nằm trong dạng hiếm ấy. Nhưng “Hoang tâm” không phải là tiểu thuyết sử thi, nơi người đọc hi vọng tìm thấy ở đó những trận đánh lớn, những chiến lược thể hiện vai trò và tài năng của các tướng lĩnh, hay tinh thần chiến đấu của binh sĩ các bên tham chiến. Nguyễn Đình Tú muốn nhấn vào khía cạnh khác, nhỏ lẻ và phân mảnh. Cho nên, nó “người” hơn. - (Nhà thơ Inrasara)
"Hoang tâm” lôi kéo người đọc bằng hàng loạt tiểu tiết mộng, ảo, kỳ bí, dựa trên những huyền sử về một vài tộc người đã từng tồn tại, và rồi đã dần mất tích trên mặt đất. Để rồi lại dựng người ta tỉnh lại bằng hiện thực, một góc hiện thực quá hiếm hoi trong văn học Việt: chiến tranh biên giới Tây Nam.
“Hoang tâm” là sự kết hợp cùng lúc: giọng văn truyền thống, cách dẫn chuyện hiện đại, cốt truyện hiện thực huyền ảo, nhịp và ngữ hậu hiện đại. - (Nhà văn Võ Thị Xuân Hà)
Sẽ thấy gì sau khi đọc “Hoang tâm”? Người bình thường bị hấp dẫn bởi những chuyện kỳ thú. Người thích cảm giác mạnh thì thỏa mãn trước những pha chết chóc, máu me, man rợ. Người có chút lãng mãn thì thấy sơn thủy hữu tình, cảm xúc yêu đương lai láng. Còn người có máu nghiên cứu thì ghi nhận về cách nhìn và thái độ của nhà văn về những trầm tích văn hoá. - (Nhà văn Nguyễn Đức Thiện)