23.000đ
23.000đ
Miếng ngon Hà Nội
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Tác giả: Vũ Bằng
Năm xuất bản: 2012
Số trang: 158
Khổ sách: 13 x 20.5cm
Dạng bìa: Bìa mềm
Giới thiệu ngắn:
Hà Nội mảnh đất địa linh nhân kiệt, là một trong những cái nôi của nền văn hóa Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng với danh làm thắng cảnh, với những kiến trúc độc đáo với những con người làm nên lịch sự. Hà thành còn nổi tiếng với nền ẩm thực phong phú đa dạng và tinh tế. Và trong số các nhà văn nhà thơ thì Vũ Bằng là người yêu Hà Nội riêng và độc đáo nhất, Hai mươi năm cuối đời ông sống và viết ở Sài Gòn, nhưng lại viết toàn chuyện Hà Nội. Có lẽ do những năm tháng tha hương ấy, nỗi nhớ quê da diết đã đưa ngòi bút của ông đến với từng hương vị của kỷ niệm Hà Nội, của đất Bắc Kỳ trong các tác phẩm nổi tiếng Thương nhớ mười hai, Miếng ngon Hà Nội...
Ông viết về Miếng ngon Hà Nội là viết về chính đời mình: “Miếng ngon Hà Nội, vì thế, nhiều khi làm cho ta yêu Hà Nội thấm thía, nhớ Hà Nội nao lòng, làm cho ta cảm giác ta là người Hà Nội hơn... Những miếng ngon mà người Việt Nam ăn vào thấy ngát mùi đất nước, thấy mình Việt Nam hơn...”. Mỗi món ăn là một thiên bút ký, 15 món trong sách “Miếng ngon Hà Nội” được nhà văn mô tả chăm chút, kỹ lưỡng, đều là các món “quốc hồn, quốc túy” mà bao thế hệ người Hà Nội đều mê, đều thèm: đầu bảng là phở bò, rồi phở gà, bánh cuốn, bánh đúc, bánh khoái, bánh Xuân Cầu, cốm Vòng, rươi, ngô rang, khoai lùi, gỏi, quà bún, chả cá, thịt cầy, tiết canh cháo lòng, hẩu lốn! Tất cả đã làm nên diện mạo ẩm thực Hà Nội, làm nên hương vị cuộc sống truyền đời.
Ðọc "Miếng ngon Hà Nội" mới hay cuốn sách đâu chỉ viết về miếng ngon mà còn nói với chúng ta nhiều hơn về Hà Nội, về đất nước. Mô tả món ăn mà như thơ, nghe nói về món ăn mà như thấy từng nét quê hương, từng nỗi lòng đau đáu... Trong bài "Cốm", Vũ Bằng nhận xét: "Mỗi khi thấy mây thu phủ ngang trời, người ta gặp nhau ở chợ vẫn thường chỉ nói một câu: Bây giờ ở Hà Nội là mùa cốm! Thế rồi nhìn nhau không nói gì nữa, nhưng mà ai cũng thấy lòng ai chan chứa biết bao buồn...". Một câu nói ngổn ngang, chất chứa trong lòng người Hà Nội tha phương, nghe sao mà tha thiết thế: "Bây giờ ở Hà Nội là mùa cốm".
Nghệ thuật ăn còn là nghệ thuật sống. Ăn một miếng ăn cũng phải cùng với thời tiết: chả cá thưởng thức vào những buổi tối mưa sa gió lạnh và bánh đúc chấm tương, cái món ăn bình dân ấy mà ăn vào buổi trưa hè thanh nhã, xa xa có tiếng ve kêu rền rền thì ăn hoài không biết chán. Món rươi tháng chín đến cùng với "Mấy hạt mưa tím bỗng dưng trút xuống hắt hiu để người ta ngỡ là rét đã về".
Bằng lối kể chuyện nhẹ nhàng duyên dáng, lôi cuốn, tác giả đã cho chúng ta "thưởng thức" những món ăn đồng nội của miền Nam. Mỗi món ăn ngoài cách chế biến, Vũ Bằng còn giới thiệu lai lịch, tên gọi, những câu chuyện lý thú xung quanh các món ăn. Miếng ngon Hà Nội” đã góp phần phát hiện những nét đặc sắc của bao món ngon Hà Nội và cũng là những món ngon đất Việt, góp phần tôn vinh cái khéo làm, sành ăn, cái truyền thống mà hiện đại trong ẩm thực của con người đất ngàn năm văn vật.
Thông tin tác giả:
Vũ Bằng (3 tháng 6, 1913 – 7 tháng 4, 1984), tên thật là Vũ Đăng Bằng, là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam. Ông là người có sở trường về viết truyện ngắn, tùy bút, bút ký,... Ông đã vào Sài Gòn sau 1954 để làm báo và hoạt động tình báo. Ngoài bút hiệu Vũ Bằng, ông còn ký với các bút hiệu khác: Tiêu Liêu, Vịt Con, Thiên Thư, Vạn Lý Trình, Lê Tâm, Hoàng Thị Trâm.
Tác phẩm đã xuất bản:
Ăn Tết Thủy Tiên (1954)
Miếng Ngon Hà Nội (1957)
Bốn Mươi Năm "Nói Láo" (1969)
Món Lạ Miền Nam (1970)
Cái Ðèn Lồng (1971)
Nhà Văn Lắm Chuyện (1971)
Những Cây Cười Tiền Chiến (1971)
Nói Có Sách (1971)
Thương Nhớ Mười Hai (1972)