50.000đ
50.000đ
Nguyễn Tuân tuyển tập
Nhà xuất bản: Văn Học
Tác giả: Nguyễn Tuân
Năm xuất bản: 01/2012
Số trang: 320
Khổ sách: 13,5 x 20,5 cm
Dạng bìa: Bìa mềm
Giới thiệu sách:
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Văn phong của ông tài ba uyên bác và là một bậc thầy trong việc sáng tạo, sử dụng ngôn từ. Đến với sáng tác từ đầu những năm 30, nhưng mãi đến tận năm 1938, ông mới thực sự nổi tiếng với tập Vang bóng một thời…
Nói đến nhà văn Nguyễn Tuân là người ta nghĩ ngay đây là một nhà văn tài hoa vào loại bậc nhất của văn đàn Việt Nam trong gần thế kỷ, từ năm 1938 đến 1987. Ông có cá tính chẳng giống ai, nghiêm khắc mà nhân hậu trong công việc và sinh hoạt đời thường và một phong cách nghệ thuật hết sức tài hoa, nhưng rất uyên bác với đặc trưng là thể loại tùy bút mang nghệ hiệu Nguyễn Tuân. Nhưng nói đến ông, người ta nhớ đến một người thích “xê dịch”, nhưng cũng “ghét” phê bình vào loại bậc nhất.
Nguyễn Tuân tuyển tập là cuốn sách tập hợp các tác phẩm đặc sắc nhất của nhà văn Nguyễn Tuân, gồm:
- Chuyến xe tình
- Vườn xuân Tạ Lan chủ
- Chữ người tử tù
- Bữa rượu máu
- Một vụ bắt rượu lậu
- Đánh thơ
- Hương cuội
- Những chiếc ấm đất
- Đèn đêm thu
- Tóc Chị Hoài
- Một người muốn đập vỡ đàn
- Ngôi mả cũ
- Xác Ngọc Lam
- Loạn âm
- Khoa thi cuối cùng
- Trên đỉnh non Tản
- Chùa Đàn
- Phở
- Cốm
- Người lái đò sông Đà
- Tờ hoa
- Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi
- Về tiếng ta
Đọc tuyển tập này có độc giả đã nhận xét:
“Đẹp và tài hoa. Mọi đối tượng hiện lên trong truyện của Nguyễn Tuân đều có vẻ phi thường, thoát tục sao đó. Người lái đò sông Đà "tay lái ra hoa" cơ mà. Ngay chính cách mô tả tâm lý nhân vật của Nguyễn Tuân cũng đã bộc lộ sự tinh tế, hóm hỉnh, nhạy bén (và tinh quái?) rồi. Trong một cảnh, để diễn tả tâm lý nhấp nhổm của một cậu trai, tác giả viết "người con cụ Sáu, với cái từ tốn của một thư sinh ngồi hầu chuyện bực phụ chấp đã xuất gia, liền vội vàng đứng dậy xin phép về". Một cậu con trai phải ngồi tiếp chuyện cà kê với một ông sư già, chắc hẳn chỉ muốn nhanh nhanh chong chóng để đi về. Nguyễn Tuân đã khéo léo kháy vào cái sự từ tốn đó của tuổi trẻ”.
Mời bạn đón đọc!