44.000đ
44.000đ
Cát nổi, khói vẫn bay
Nhà xuất bản: Trẻ
Tác giả: Phạm Tử Văn
Năm xuất bản: 2014
Số trang: 180
Khổ sách: 12 x 20cm
Dạng bìa: Bìa mềm
Giới thiệu sách:
Tập truyện Cát nổi, khói vẫn bay gồm 6 truyện ngắn thời sự về "sa tặc" đang ngày đêm lén lút "moi sạch ruột" các con sông để lại hậu quả nghiêm trọng, chuyện người đồng tính bị kỳ thị, hay chuyện oan sai bi kịch của những người thấp cổ bé họng. Ngoài ra, tác giả trẻ Phạm Tử Văn cũng nhắc đến nhiều vấn đề tồn đọng trong xã hội khi mà cụm từ "văn minh" chỉ là khẩu hiệu: thân phận của phụ nữ trước những lựa chọn hạnh phúc của đời mình; tình trạng ma cũ bắt nạt ma mới trong công việc; những người lầm đường lỡ bước muốn bắt đầu lại một cuộc sống mới...
Cả tập truyện nói về bi kịch của kiếp người, có điều, tác giả nhìn bằng con mắt một người trẻ đầy trăn trở và suy tư. Đau, hụt hẫng, bi quan, nhưng sâu thẳm bên trong anh vẫn thấy được ánh sáng của lương tâm và tình thương của những người đang trong hoàn cảnh khó khăn.
Trong cuốn truyện ngắn ta bắt gặp nhiều cảnh đời khác nhau, mỗi người một hoàn cảnh chẳng ai giống ai. Song dù thế thì ai sống cũng có ước mơ, có điều đôi khi miếng ăn ghì kéo ước mơ không cất mình lên nổi, như Đất với "cái tên Đất mà cha mẹ đặt cho đến giờ vẫn là mong ước nằm trên tờ giấy khai sinh, nhìn thấy chữ mà chẳng thể nào đánh vần được" (Cát nổi). Và cho dù cuộc sống khắc nghiệt có nhiều lúc như muốn đẩy họ vào con đường suýt mất mạng thì anh em Đất vẫn giữ được tấm lòng lương thiện của mình.
Góc nhìn của Phạm Tử Văn tuy không mới, nhưng giúp khơi dậy nhiều suy nghĩ trong xã hội ngày nay, khi mà sự thờ ơ, lạnh nhạt gần như trở thành nguyên tắc sống của nhiều người. Đây thực sự là cuốn sách mà nhiều bạn trẻ cần và nên đọc.
Trích đoạn: Khói vẫn bay lên
Một tập truyện phong phú về đề tài, được tác giả khai thác thấu đáo đến cùng thể hiện vốn sống phong phú của chính anh với những cảnh đời trớ trêu được tác giả nhìn bằng ánh mặt tràn ngập tình yêu thương.
“… Sống mà không thể yêu thương được nhau thì cuộc đời này ngắn đến nhường nào?...”
"Rời khỏi trại giam, tôi bị ám ảnh bởi câu chuyện về cuộc đời của Xầm. Tự nhiên tôi thấy có xót thương cho cuộc sống làm người. Dù có ở hiền thì cũng chưa chắc đã gặp lành. Đời người thật chẳng khác nào một kiếp phù du, sống đấy mà cũng chẳng biết chết khi nào. Nghĩ về cuộc đời của Xầm và Sương, tôi thấy con người ta chẳng thể che giấu được mình trong cái vỏ bọc của bản thân khi bước chân vào nhà tù và đến bệnh viện. Sự nhẫn tâm của số phận cứ bị phơi bày một cách thản nhiên đến lạnh lùng."
Mời bạn tìm đọc!