99.000đ
99.000đ
CTTĐ. Tập 4 - Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí - Khoa Mục Chí, Quốc Dụng Chí, Hình Luật Chí
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
Tác Giả: Phan Huy Chú
Năm xuất bản: 04/2014
Số trang:
Khổ sách: 13x20cm
Dạng bìa: Mềm
Giới thiệu sách:
Trong kho tàng thư tịch Việt Nam, nếu trước kia có bách khoa toàn thư, thì phải nhận rằng Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. Lịch triều hiến chương loại chí – có nghĩa là phép tắc các triều đại chép theo thể phân loại, đã được học giả Phan Huy Chú dày công nghiên cứu, biên soạn trong 10 năm (1809-1819). Bộ sách được xem là bộ bách khoa toàn thư đầu tiên của nước ta, là cả một kho tư liệu có giá trị khoa học cho công tác nghiên cứu khoa học xã hội. Không những phong phú về nội dung mà đã bộ sách đã được chính tác giả phân loại, hệ thống hóa theo phương pháp khoa học. Tuy vẫn còn nhiều thiếu sót, có thể do điều kiện lịch sử đã hạn chế tầm quan sát của tác giả - khiến tác giả không thể có cái nhìn phán đoán chính xác hơn, nhưng những giá trị của quyển sách vẫn không thể nào phủ nhận được.
Phan Huy Chú viết Lịch triều hiến chương loại chí và dâng lên Vua Minh Mạng năm 1821 khi ông bắt đầu làm quan ở viện Hàn Lâm. Nhận thấy tầm quan trọng của bộ sách, vua Minh Mạng đã cho khắc bản gỗ, in thành nhiều bản, để phổ biến.
Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, ghi chép dữ liệu lịch sử từ thời Hồng Bàng đến Lê Mạt, gồm 49 quyển, chia làm 10 phần:
1- Ðịa Dư Chí (từ quyển 1 đến quyển 5): chép về địa lý và lịch sử địa lý Việt Nam trải qua các triều đại và phong thổ từng vùng.
2- Nhân Vật Chí (từ quyển 6 đến quyển 12): chép về tiểu sử và tiểu truyện của các đế vương, những bậc hiền tài, danh tướng, danh nho, những người tiết nghĩa của Việt Nam.
3- Quan Chức Chí (từ quyển 13 đến quyển 19): chép về danh hiệu, chức vụ, phẩm tước, lương bổng và cách tuyển cử quan lại dưới các triều đại.
4- Lễ Nghi Chí (từ quyển 20 đến quyển 25): chép về các điển lễ thuộc về triều nghi, tế tự, tông miếu, khánh hạ, quốc tang, tấn tôn, sách phong.
5- Khoa Mục Chí (từ quyển 26 đến quyển 28): chép về phép tắc các chương trình thi cử (thi Hương, thi Hội, thi Ðình).
6- Quốc Dụng Chí (từ quyển 29 đến quyển 32): chép về các phép dinh điền (hộ khẩu), các ngạch thuế, các phép thu thuế, chế độ ruộng đất, tiền tệ.
7- Hình Luật Chí (từ quyển 33 đến quyển 38): chép về luật lệ và hình phạt.
8- Binh Chế Chí (từ quyển 39 đến quyển 41): chép về việc tuyển lính, cách luyện tập, cách tổ chức quân đội.
9- Văn Tịch Chí (từ quyển 42 đến quyển 45): chép về sách vở do người Việt sáng tác, trải qua các triều đại.
10- Bang Giao Chí (từ quyển 45 đến quyển 49): chép về việc bang giao các đời, nghi lễ đón tiếp sứ thần các nước.
Trong tất cả các bộ môn nghiên cứu kể trên, Phan Huy Chú chỉ nghiên cứu các sự kiện từ triều Lê trở về trước, và thường chú trọng nghiên cứu đặc biệt về triều Lê, còn triều Nguyễn thì ông không nói đến (có lẽ để tránh các sự lôi thôi làm phiền lụy cho mình). Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí không chi là bộ sách có giá trị khoa học. Điều đặc biệt đáng chú ý là Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí lại là bộ sách tiến bộ về mặt tư tưởng nữa. Tính chất tiến bộ của bộ sách biểu hiện ở nhiều phương diện, nhưng có lẽ cụ thể và lý thú nhất là ở phương diện chế độ ruộng đất nước Việt Nam.
Thông tin tác giả:
Tác giả của bộ sách là Phan Huy Chú, sinh năm 1782, mất năm 1840, tên chữ là Lâm Khanh, hiệu Mai Phong, sinh ra và lớn lên ở Thăng Long. Phan Huy Chú là con của Phan Huy Ích, người xã Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, Nghệ An (nay là Can Lộc, thuộc Hà Tĩnh, đậu tiến sĩ và làm quan dưới thời Lê Mạt và Tây Sơn, là cháu gọi Phan Huy Ôn, tiến sĩ đời nhà Lê, là chú. Xuất thân từ gia đình khoa bảng, có truyền thống học hành, Phan Huy Chú là người rất thông minh và đọc rất nhiều sách. Tuy nhiên ông chỉ đậu hai khoa Tú tài (năm 1807 và năm 1819, dưới thời vua Gia Long).