×

Thi nhân Việt Nam

Mã sản phẩmTV176
Thi nhân Việt Nam cuốn sách chắt lọc, nâng niu và làm sống động thêm những dòng thơ mà tác giả rung cảm, bất kể của ai, Ông thích hoặc không thích, nổi tiếng hoặc không nổi tiếng, không chỉ vậy nó còn sự khám phá và đánh giá đầu tiên đối với Thơ mới nước nhà
0%

65.000đ

65.000đ

1800.6095 / 024.73003.555 / 0386.000.555
-Giá trên đã bao gồm VAT
-Xuất xứ: Trung Quốc
Sản phẩm gợi ý
  • 80.000đ
  • 70.000đ
  • 65.000đ
  • 60.000đ
  • 40.000đ
  • 50.000đ
  • 50.000đ
  • 30.000đ
  • 70.000đ
  • 30.000đ
  • 23.000đ
  • 40.000đ
  • 40.000đ
  • 40.000đ
  • 36.000đ
  • 31.000đ
  • 22.000đ
  • 20.000đ
  • 20.000đ
  • 70.000đ
Chi tiết sản phẩm Đánh giá bình luận Sản phẩm cùng loại

Thi nhân Việt Nam 

Nhà xuất bản: Văn Học

Tác giả: Hoài Thanh - Hoài Chân

Năm xuất bản: 03/2015

Số trang: 407

Khổ sách: 14.5 x 20.5 cm

Dạng bìa: Bìa mềm

Giới thiệu sách:

 

 

Thi nhân Việt Nam - Hoài Thanh - Hoài Chân

 

Thi nhân Việt Nam là tên cuốn sách vừa là hợp tuyển vừa là nghiên cứu, phê bình về phong trào thơ mới Việt Nam, do hai anh em nhà văn Hoài Thanh và Hoài Chân biên soạn. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kỳ thơ mới, ghi nhận lại những tên tuổi nhà thơ và những bài thơ giá trị trong khoảng 1932-1941. Cuốn sách bình luận theo phương pháp chủ quan, được nhiều nhà văn đánh giá rất cao về giọng bình và trình độ cảm nhận của tác giả. Thi nhân Việt Nam viết năm 1941, hoàn thành năm 1942, in lần đầu năm 1942 tại nhà in tư nhân Nguyễn Đức Phiên, và cho đến nay (2008) cuốn sách đã được tái bản rất nhiều lần.

 

Cuốn sách ra đời ngay vào thời kỳ đỉnh cao của phong trào Thơ mới (1941), khi các thi nhân ưu tú nhất của thời kỳ này, như Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Vỹ, Đoàn Phú Tứ v.v. đã xuất bản những tác phẩm hay nhất của mình (như Gửi hương cho gió của Xuân Diệu, Lửa thiêng của Huy Cận, Thơ Hàn Mạc Tử, Thơ say của Vũ Hoàng Chương...), cũng là thời điểm quan niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật" của Hoài Thanh đang ở đỉnh cao. Gọi là "đỉnh cao" vì thời gian sau 1941, theo cách mạng, quan niệm của Hoài Thanh chuyển dần thành "nghệ thuật vị nhân sinh" cho đến một mức cực đoan là chính ông muốn xóa sổ cuốn Thi nhân Việt Nam bằng những lời chỉ trích "cái tôi" bỉ mị ngày xưa, trong cuốn đó, một cách cực kỳ gắt gao.

 

Rồi những năm 80 ngọn gió đổi mới đã đưa lại những cách nhìn khác đối với những giá trị cũ. Thơ mới được đánh giá lại công bằng hơn, khách quan hơn. Và dĩ nhiên Thi nhân Việt Nam cũng được đánh giá lại, nhìn nhận lại. Năm 1988, Hội nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã cùng với NXB Văn học in lại Thi nhân Việt Nam trong tủ sách Tinh hoa văn học. Rồi năm sau đó, NXB Văn học lại tái bản lần nữa... Trong Lời cuối sách cho bản in 1988, GS Lê Đình Kỵ chính thức định vị lại cho Thi nhân Việt Nam sau bao thăng trầm : “Cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân trước sau ý kiến hầu như thống nhất, coi đó là tác phẩm hay nhất đã viết về Thơ mới”.

 

Thế là qua bao thăng trầm của thế sự, Thi nhân Việt Nam cuối cùng đã được trả về đúng vị trí của nó, đúng giá trị của nó. Đó là cuốn sách hay nhất viết về Thơ mới, và cũng là một trong những cuốn sách hay nhất của phê bình văn học Việt Nam. Để đạt được thành công đó, trước hết phải nói đến tài năng cảm thụ văn học của tác giả. Chính tài năng này đã khiến cho Hoài Thanh cảm thụ được những cái hay nhất của Thơ mới. Và chính tài năng này đã đưa ông trở thành tri âm của thi nhân, của thi ca. Sinh thời Hoài Thanh rất ngại người ta gọi mình là nhà phê bình. Trong mấy lời Nhỏ toThi nhân Việt Nam, ông đã từng tâm sự : “Cuốn sách này ra đời, cái điều tôi ngại nhất là sẽ mang tên nhà phê bình. Hai chữ phê bình nghe sao nó khó chịu quá. Nhưng phê ? Sao lại phê ? Hoài Thanh không muốn làm nhà phê bình với thi nhân mà ông muốn cùng họ chia sẻ những tâm sự buồn vui trong thơ ca. Ông từng nói rằng : “Thích một bài thơ thực chất là thích một con người đồng điệu”, “Mỗi bài thơ hay là một cánh cửa mở đi sâu vào một tâm hồn”. Hay nói khác đi, muốn hiểu được thơ người khác thì phải là một tri âm với nhà thơ. Cho nên đọc những gì ông viết ra, chúng ta thấy không chỉ là một sự thấu hiểu rất mực về văn chương, mà còn là sự hiểu thấu rất mực về tâm hồn.

 

"Thi nhân Việt Nam" là sự khám phá và đánh giá đầu tiên đối với Thơ mới. Chúng ta đều biết việc lựa chọn tác phẩm và tác giả đương thời, nhất là những người mới xuất hiện trên văn đàn, là một việc làm hết sức khó khăn, nhưng với sự cảm thụ khá sâu sắc và cái nhìn tinh tế, các tác giả đã chọn được một chùm hoa giàu hương sắc trong vườn thơ mới đã gửi tặng những người yêu thơ. Chính vì thế "Thi nhân Việt Nam" đã được bạn đọc cả nước đón nhận và tán thưởng.

 

Thông tin tác giả:

 

Hoài Thanh (1909 - 1982) có tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên (ngoài ra ông còn sử dụng các bút danh khác như Văn Thiên, Le Nhà Quê), là một nhà phê bình văn học uyên bác và tinh tế, đã đóng góp công lớn về mặt phê bình, lý luận để khẳng định Thơ mới trong văn học Việt Nam thế kỉ 20. Tác phẩm bất hủ Thi nhân Việt Nam do ông và em trai (Nguyễn Đức Phiên - bút danh Hoài Chân) viết đã đưa tác giả lên vị trí cao, xứng tầm một nhà phê bình lớn của nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20.

 

 Tác phẩm  xuất bản:

 

Trước tháng 8 năm 1945:

Viết các báo: Phổ thông, Le Peuple (do Nguyễn Văn Trấn sáng lập), La Gazette de Huế, Tràng An, Sông Hương, Tao Đàn.

Văn chương và hành động (1936)

Thi nhân Việt Nam 1932-1941 (1941, cùng viết với Hoài Chân, nhưng Hoài Thanh là chủ yếu)

 

Sau tháng 8 năm 1945:

Có một nền văn hóa Việt Nam (1946)

Quyền sống con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1949)

Nhân văn Việt Nam (1949)

Xây dựng văn hóa nhân dân (1950)

Nói chuyện thơ kháng chiến (1951)

Nam Bộ mến yêu (1955)

Quê hương và thời niên thiếu của Bác (cùng viết với Thanh Tịnh 1960)

Phê bình và tiểu luận tập 1 (1960), tập 2 (1965), tập 3 (1971)

Phan Bội Châu (1978)

Chuyện thơ (1978)

Tuyển tập Hoài Thanh (2 tập, 1982-1983)

Di bút và di cảo (1993)

Hoài Thanh toàn tập (4 tập, 1998) 

 

sách văn hóa xã hội " Thi nhân Việt Nam "  Hoài Thanh - Hoài Chânsách văn hóa xã hội " Thi nhân Việt Nam "  Hoài Thanh - Hoài Chân sách hay nên đọcsách văn hóa xã hội " Thi nhân Việt Nam "  Hoài Thanh - Hoài Chân văn sách hay nên đọcsách văn hóa xã hội " Thi nhân Việt Nam "  Hoài Thanh - Hoài Chân tản đàsách văn hóa xã hội " Thi nhân Việt Nam "  Hoài Thanh - Hoài Chân trích đoạn haysách văn hóa xã hội " Thi nhân Việt Nam "  Hoài Thanh - Hoài Chân ngôn từ đễ hiều

Đánh giá

Sản phẩm bán chạy
Tài khoản Giỏ hàng Đã xem Đơn hàng

Sản phẩm hiện đang có tại

1800 6095 8h-22h tất cả các ngày
    Vui lòng gọi điện trước khi đến để đảm bảo hàng có sẵn tại Showroom
    ×
    CAM KẾT 100% CHÍNH HÃNGnguồn gốc, xuất xứ sản phẩm rõ ràng ĐÓNG GÓI CẨN THẬNđảm bảo độ an toàn cho sản phẩm XEM HÀNG TRƯỚC KHI NHẬNquyền lợi tối đa cho khách hàng
    • Chăm sóc khách hàng
    • Hotline0386.000.555
    • Emailhotro@baza.vn
    • Thời gian phục vụ8h - 17 từ T2 đến T7
    • Showroom
    • Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
      Điện thoại: 024.73.003.555
    • Tải ứng dụng BazaGo
    ×