26.000đ
26.000đ
Văn học trong nhà trường - Chí Phèo
Nhà xuất bản: Văn học
Tác giả: Nam Cao
Năm xuất bản: 2010
Số trang: 199
Khổ sách: 13 x 20cm
Dạng bìa: Bìa mềm
Giới thiệu sách:
Dưới ngòi bút nhạy bén và sắc sảo, nhà văn Nam Cao đã thành công trong việc khắc họa hình ảnh người trí thức và nông dân đương thời. Mỗi nhân vật của ông mang một dáng vẻ riêng làm nổi bật lên những nét điển hình, tiêu biểu của xã hội. Từng số phận, từng cuộc đời cứ làm day dứt lòng người mỗi khi đọc lại. Mong muốn mang tới cho các bạn học sinh, những độc giả trẻ cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm này, văn học trong nhà trường - Chí Phèo đã ra đời.
Sơ lược nội dung:
Trong tập truyện này, chúng ta sẽ gặp lại Chí Phèo - một kẻ ngang tàng, chuyên vạch mặt ăn vạ, nhưng phảng phất đâu đó niềm khát khao một cuộc sống lương thiện, gia đình hạnh phúc; một Hộ với cuộc sống “cơm áo gạo tiền ghì sát đất” mà lòng vẫn đeo mang hoài bão lớn; một nhà văn Điền tôn trọng vẻ đẹp của nghệ thuật và coi khinh những lo lắng vật chất tủn mủn; một bà lão vì nghèo đói mà quên sĩ diện để rồi chết vì “một bữa no”…
Ở đây, với đặc điểm này của Chí Phèo, Nam Cao đã có một phát hiện mới trong đời sống người nông Việt Nam trước Cách mạng. Cái mới của Nam Cao là đã chỉ ra con đường bị lưu manh hóa về bản chất của người nông dân. Họ vốn chất phác, thật thà, lương thiện và đầy tự trọng. Có những người cả cuộc đời không ra khỏi lũy tre làng thì làm sao có thể hại làng hại nước? Song nhà văn bằng ngòi bút sắc sảo, tỉnh táo đã vạch ra thủ phạm của tội ác đứng sau mỗi con quỷ lương tâm của người nông dân. Đó là những thủ đoạn đê tiện của bọn cường hào địa phương kết hợp với chào hà khắc, tàn bạo của chính quyền thực dân. Chính chúng đã tẩy não, đã nhào nặn lại và rồi bôi bẩn những tâm hồn vốn rất mong manh, lương thiện.
Trích đoạn:
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết...”
Về tác giả:
Nam Cao (1917-1951) là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.
Đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hoạt động bên ngoài – Đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao. Quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá "con người trong con người". Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao.
Trân trọng giới thiệu!