Giới thiệu ngắn:
Thám tử kinh tế (The Undercover Economist) - Tim Harford
Phần lớn thế giới mà chúng ta đang sống được dệt nên từ vô vàn quan hệ kinh tế. Việc bạn nhìn lướt qua giá cuốn sách này, hay việc bạn phải đau đầu triền miên vì những việc hàng ngày diễn ra nơi công sở, cho tới thói quen theo dõi bản tin thời sự mỗi buổi tối, tất cả đều không thoát khỏi những hành vi kinh tế.
Kinh tế học sinh ra với tham vọng giải thích các hành vi thiên biến vạn hóa của con người trong một khuôn khổ lý thuyết nhất quán và có hệ thống. Nhưng không biết là đáng mừng hay đáng tiếc, sau hơn hai trăm năm phát triển, từ những khảo luận của một số nhà triết học hay bác học, giờ đây kinh tế học đã phát triển thành một hệ thống mênh mông các khái niệm khó hiểu cùng những dãy công thức toán học đầy bí hiểm.
Nhưng Kinh tế học là một khoa học nghiên cứu về những hiện tượng thường ngày và nó sẽ lụi tàn nếu không làm cho công chúng hiểu được các khám phá quan trọng thâm sâu của nó.
Đi sâu tìm hiểu cuốn sách Thám tử kinh tế
Cuốn
sách Thám tử kinh tế dành cho những ai băn khoăn tại sao khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo lại lớn đến vậy. Hoặc đơn giản hơn là tại sao các siêu thị, hãng hàng không, và các chuỗi sản phẩm cà phê... đang moi tiền từ túi chúng ta….
Chương đầu cuốn
sách kinh doanh quản trị này đề cập học thuyết giá trị tế nhị, trong đó Tim Harford là một môn đệ trung thành của học thuyết tân cổ điển. Nguồn gốc giá trị của hàng hoá bắt nguồn từ sự khan hiếm tương đối của nó.
Vì sự khan hiếm chỉ được tiết lộ trong mối tương quan của cung và cầu. Chương 2 bàn về sự hình thành giá cả trên thị trường, cấu trúc thị trường và hành vi phân biệt giá cả. Đây là những kiến thức chuẩn làm nền tảng cho kinh tế học hiện đại.
Chương 3 phân tích mô hình căn bản nhất của kinh tế vi mô, trong đó một thị trường hoàn hảo được dựng lên làm môi trường sơ khởi cho mọi phân tích trừu tượng về nền kinh tế thị trường, về vai trò quan trọng của của giá cả và tính ưu việc của thị trường trong quá trình phân bổ nguồn lực và hướng dẫn hành vi kinh tế. Chương 4 và 5 tiến thêm một bước trong lý thuyết kinh tế vi mô, đó là vạch ra những mặt hạn chế hay thất bại của thị trường.
Trong đó, khái niệm ngoại biên (externality) bàn về vấn đề thông tin không cân xứng. Các chương tiếp theo đề cập những chủ đề đặc thù của kinh tế học. Chương 6 nói về thị trường chứng khoán và khuynh hướng biến động của giá cổ phiếu.
Chương 7 đề cập đến một lĩnh vực mới và đang phát triển như vũ bão là lý thuyết trò chơi. Chương 9 và 10 nói đến những vấn đề chung vĩ mô hơn. Thứ nhất là về tăng trưởng kinh tế (Chương 10), trong đó nguyên lý lợi thế so sánh - phát kiến quan trọng nhất của kinh tế học - được giới thiệu khéo léo.
Chương này cũng bàn nhiều về toàn cầu hoá. Chương 10 bàn về lịch sử tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc với những hàm ý sâu xa. Bằng cách đem những thất bại của nền kinh tế Trung Quốc dưới thời kinh tế kế hoạch của Mao Trạch Đông tương phản với những thành công ngoạn mục của đất nước này từ thời mở cửa của Đặng Tiểu Bình đến nay, tác giả muốn lấy câu chuyện lịch sử này làm ngụ ngôn cho khúc khải hoàn vĩ đại của thị trường.
Sách Thám tử kinh tế của Tim Harford là một mẫu vật hiếm có: một tác phẩm về kinh tế có thể mê hoặc mọi người đọc, với lối viết và lập luận đầy thuyết phục, nó mang sức mạnh của kinh tế học tới cuộc sống. Từ các sinh viên, những nhân viên xuất sắc, tới các nhà quản lý kinh doanh đều nên đọc cuốn
sách kinh tế này.